Suy nhược cơ thể là gì?
Suy nhược cơ thể là triệu chứng mệt mỏi, uể oải toàn thân, thời gian mắc bệnh có thể kéo dài ít nhất 6 tháng. Suy nhược cơ thể xảy ra mọi lứa tuổi ở nam và nữ, trong đó độ tuổi từ 20 – 40 có nguy cơ cao nhất. Theo nghiên cứu, phụ nữ thường có nguy cơ mắc phải cao hơn nam giới.
Những triệu chứng ở người bị suy nhược cơ thể như: Mệt mỏi, kiệt sức, hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao, nhức đầu, khó ngủ, đôi khi ngất xỉu, khó nhớ hoặc kém tập trung về một vấn đề nào đó; Lo lắng, bối rối, bi quan, dễ cáu gắt; thờ ơ và trầm cảm; cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, giảm ngon miệng, sụt cân; tính khí thất thường; suy giảm khả năng tình dục.
Suy nhược cơ thể cần được khắc phục kịp thời, bởi bệnh có thể nặng lên và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như sợ hãi vô cớ, sống khép kín, trầm cảm khiến tư duy kém, khó tập trung tư tưởng, hay quên, phản xạ thần kinh chậm lại, cử chỉ hành vi đôi khi không chính xác,…
Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể
Một số nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược như thiếu máu thiếu sắt, hạ đường huyết, nhiễm trùng toàn thân, tăng bạch cầu đơn nhân, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormone của vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận, huyết áp thấp…
Một số người lao động quá sức, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng hoặc bệnh nhân sau phẫu thuật, sinh đẻ… dễ dẫn đến bệnh này.
Tuy nhiên trên thực tế, đa số trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng hay từ căn bệnh cụ thể nào.
Chế độ dinh dưỡng cho người bi suy nhược cơ thể.
Khi bị suy nhược cơ thể, người bệnh nên nên thăm khám bác sĩ để tiến hành điều trị và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý điều độ để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và trở lại công việc và cuộc sống.
- Nên ăn uống có chọn lọc, phù hợp với sức khỏe, đảm bảo 4 thành phần (đạm, béo, bột đường, vitamin), bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây trong chế độ ăn uống hàng ngày.
- Ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, hoặc chia thành nhiều bữa nhỏ, không được bỏ bữa, ăn nhiều những món mình cảm thấy thích thu và muốn ăn.
- Không hút thuốc, uống rượu bia, tránh xa thuốc lá; cắt giảm lượng cafein và hạn chế các loại đồ uống như trà, soda và ăn socola.
- Không tạo áp lực cho bản thân, không nên thức đêm nhiều, tốt nhất là ngủ sớm, đủ giấc (7 tiếng một đêm) và ngủ sâu.
- Bổ sung những những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như yến sào, nhung hươu.
Trong yến sào chứa hơn 18 lọai axit amin và cùng nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Có tác dụng rất tốt để bồi bổ cơ thể, hồi phục sức khỏe cho người ốm yếu, suy nhược cơ thể, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, bổ máu, tăng cường máu lên não, giúp tinh thần phấn chấn, tăng cường hệ miễn dịch.
Cho nên yến sào rất cần thiết để có trong chế độ dinh dưỡng cho người suy nhược cơ thể.
Xem thêm: 7 công dụng của yên sào
Bên cạnh yến sào, nhung hươu cũng là một loại danh dược đại bổ có tác dụng rất tốt cho những người bị suy nhược cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe một cách nhanh chóng.
Trong nhung hươu chứa tới 25 loại axit amin và 26 nguyên tố vi lượng có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên. Giúp tăng cường sức khỏe, bổ sung năng lượng và hồi phục sức khỏe đối với người mới ốm dậy, người bị suy nhược co thẻ kéo dài, người sau phẫu thuật hoặc hóa trị, xạ trị.
Xem thêm: Tác dụng của nhung hươu đối với sức khỏe
Những công dụng của yến sào, nhung hươu đối với việc bồi bổ, hồi phục sức khỏe con người đã được các danh y từ xưa cho đến các nghiên cứu hiện đại ngày nay công nhận.
Hy vọng với những chia sẽ trên mọi người có thể biết xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người suy nhược cơ thể nhé. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất cứ chế độ dịnh dưỡng nào cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ đã nhé.
[…] Xem thêm:Chế độ dinh dưỡng cho người bị suy nhược cơ thể. […]