Dược liệu là gì?
Dược liệu là các nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên, chứa các tinh chất quý giá mà con người không thể tự tổng hợp.
Những loại dược liệu đã được nghiên cứu bởi các thầy thuốc y học cổ truyền và các công trình nghiên cứu khoa học cụ thể cho từng loại dược liệu khác nhau.
Chúng cho thấy có công dụng trong việc chữa trị hoặc hỗ trợ điều trị các căn bệnh, làm giảm các triệu chứng hoặc có công dụng như là một nguồn dinh dưỡng tự nhiên bổ sung và cải thiện sức khoẻ.
Các nguồn dược liệu chính mà con người thường sử dụng trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe bao gồm: Các loại cây thuốc, động vật, các loài thuỷ sinh và một số hình thức khác trong tự nhiên.
8 loại dược liệu quý cho sức khỏe xung quanh ta
1. Cây bạch quả (ginkgo)
Bạch quả là từ lâu đã được biết đến là một loại thảo được chính trong các bài thuốc lâu đời từ Trung Quốc.
Tác dụng nổi bật nhất của cây bạch quả là tăng cường sức khỏe não bộ. Do vậy, những bài thuốc bào chế từ loại dược liệu này thường được dùng để điều trị cho người bị mất trí nhớ từ nhẹ đến trung bình.
Nó cũng có khả năng làm chậm sự suy giảm nhận thức trong chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.
Gần đây, kết quả của một số cuộc nghiên cứu còn cho rằng thành phần trong cây bạch quả có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, những người bị men cao và đang gặp các vấn đề về tuyến giáp cần đặc biệt thận trọng khi muốn sử dụng loại cây này.
Bạch quả cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau dạ dày, đau đầu, chóng mặt hoặc dị ứng. Nó có khả năng tương tác với một số loại thuốc hoặc chất làm loãng máu. Vì thế, người bệnh cần trao đổi trước với bác sĩ để có hướng dẫn và chỉ định cụ thể khi muốn dùng cây bạch quả.
2. Củ nghệ
Nghệ là một loại cây có mặt hầu hết tại các tỉnh thành Việt Nam. Nó là loại cây khá dễ trồng, được sử dụng nhiều để làm gia vị trong nấu ăn. Ngoài ra nghệ cũng được sử dụng như một loại dược liệu vô cùng tốt đối với sức khỏe.
Dược liệu chủ yếu được làm từ phần củ của cây nghệ.
Củ nghệ cũng nổi tiếng với đặc tính chống viêm. Nó thường được dùng để giảm nhẹ triệu chứng cho người bị viêm da, viêm khớp, viêm dạ dày.
Củ nghệ thường được sử dụng dưới các dạng bột nghệ hoặc tinh bột nghệ, nghê viên kết hợp mật ong.
Theo Đông y, củ nghệ còn có đặc tính chống ung thư và có khả năng ngăn ngừa đột biến gene.
3. Yến sào
Yến sào từ lâu đã được xem là một trong tứ đại danh dược bổ dưỡng bậc nhất, là loại cao lương mỹ vị được dùng cho các bậc vua chúa ngày xưa.
Yến sào được tạo thành từ nước giải của con chim yến. được khai thác từ các đảo, hang động hoặc nhà nuôi yến.
Trong yến sào chứa 18 loại axit amin cùng các nguyên tố quý giàu dinh dưỡng cho sức khỏe con người.
Yên sào có tác dụng bồi bổ ,hồi phục sức khỏe vô cùng hiệu quả, giúp bổ phế, long đờm, giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện tăng cường hệ miễn dịch.
Yên sào có thể chế biến thành nhiều món ăn bỗ dưỡng cho sự phát triển của trẻ nhỏ, giúp phụ nữ tăng cường nội tiết, đẹp da mượt tóc, có tác dụng tốt cho xương khớp.
Yến sào là loại dược liệu khó có thể bỏ qua khi mọi người muốn chăm sóc, bổi bổ cho cơ thể khỏe mạnh, những người ốm yếu, người già.
Xem thêm: 7 công dụng của yếu sào có thể bạn chưa biết
4. Tràm trà
Tinh dầu chiết xuất từ cây tràm trà đã được chứng minh mang đến nhiều lợi ích cho các vấn đề về da. Thậm chí, kết quả của một cuộc nghiên cứu đã khẳng định siêu năng lực kháng khuẩn trên vết thương và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng tại chỗ.
Nhờ đặc tính này, tràm trà được xem là một loại cây dược liệu có nhiều đóng góp trong việc sản xuất các loại thuốc thảo dược kháng viêm, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn.
Tuy nhiên, chiết xuất từ cây tràm trà chỉ an toàn khi dùng ở dạng bôi. Nó có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm nếu bạn dùng theo đường uống.
Tuy nhiên, tinh dầu chiết xuất từ cây tràm trà có thể không phù hợp với một số người. Vì thế, bạn hoàn toàn có khả năng gặp phải các phản ứng dị ứng nếu da không tương thích với các thành phần của sản phẩm.
5. Đông trùng hạ thảo
Không phải ngẫu nhiên mà đông trùng hạ thảo được xem là một trong những loại cây dược liệu quý bậc nhất trong thế giới thảo dược. Trong tự nhiên, loại dược liệu này mọc nhiều ở vùng cao nguyên Tây Tạng và dãy núi Himalaya. Vòng đời phát triển của loại dược liệu này được mô tả như sau:
Ban đầu, một loại ấu trùng sâu non sống trong lòng đất ăn rễ cây để lớn lên. Nếu không có gì thay đổi, ấu trùng này sẽ phát triển thành bướm. Song, khi bị nhiễm nấm Cordyceps Sinensis, cuộc đời của ấu trùng sẽ chuyển sang một hướng khác.
Khi đó, nấm ký sinh sẽ dần lớn lên thành sợi bằng cách hút hết chất dinh dưỡng trong cơ thể ấu trùng. Đến mùa xuân, thân nó sẽ dài ra từ xác của ấu trùng sâu non rồi vươn lên mặt đất trở thành đông trùng hạ thảo.
Đông trùng hạ thảo mang đến nhiều lợi ích trong việc tăng cường hệ miễn dịch, cường dương, dưỡng nhan và bồi bổ khí huyết. Với tác dụng chữa bệnh, đông trùng hạ thảo là loại cây dược liệu có ích cho người bị viêm phế quản, nhiễm trùng hoặc các bệnh ở đường hô hấp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đông trùng hạ thảo có thể gây khó chịu ở dạ dày và gây các phản ứng dị ứng.
6. Nhân sâm
Nhân sâm là một loại thực vật có hoa thuộc họ Cuồng. Cây mọc hoang hoặc được trồng phổ biến ở một số nước như Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Liên Bang Nga, Nhật Bản, Ấn Độ.
Nhân sâm đã được y học cổ truyền sử dụng như một vị thuốc quý để bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh tật.
Sở hữu nhiều thành phần dưỡng chất quý, nhân sâm mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Nhân sâm giúp chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do trong các tế bào, đồng thời ức chế phản ứng viêm trong cơ thể. Cải thiện tâm trạng, trí nhớ, có tác dụng tích cực trong việc cải thiện hành vi và nhận thức của người bị Alzheimer.
Bồi bổ cơ thể, giúp thể chất nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Đặc biệt, một số nghiên cứu cũng tiết lộ nhân sâm có khả năng chống mệt mỏi, cải thiện hệ miễn dịch cho những bệnh nhân bị ung thư.
Nhân sâm cũng có tác dụng tốt trong cải thiện chức năng sinh lý, cải thiện rối loạn cương dương ở nam giới.
Giúp giảm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ, giúp điều hòa nội tiết, da dẻ tươi sáng.
7. Cây cỏ ngươi
Ở nhiều địa phương, cây cỏ ngươi còn có tên gọi khác là cây mắc cỡ hoặc cây trinh nữ.
Cây cỏ ngươi có vị ngọt, tính hàn. Trong Đông y, cây cỏ ngươi có khả năng giảm đau, an thần, trấn tĩnh, giảm ho, tiêu đờm. Vì thế, những người hay mất ngủ hoặc mắc chứng suy nhược thần kinh thường được các thầy thuốc khuyên dùng cây cỏ người để hãm lấy nước uống.
Trên là 7 loại dược liệu quý cho sức khỏe xung quanh chúng ta, những loại dược liệu này đều có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên không phải ai cũng là đối tượng sử dụng phù hợp.
Để đảm bảo an toàn, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y trước khi sử dụng.
Leave a Review