Những triệu chứng người bệnh sau điều trị Covid-19 thường gặp phải
Di chứng Covid, hội chứng covid kéo dài (Long Covid -19), COVID-19 hậu cấp; COVID mãn tính là những vấn đề người bệnh sau khi điều trị Covid – 19 thường gặp phải.
Dù chiếm phần trăm không quá lớn, nhưng đây lại là những vấn đề rất đáng lo ngại. Chúng khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm rất nhiều.
Theo bà Janet Diaz – Trưởng nhóm chăm sóc lâm sàng của WHO, cũng là người đứng đầu nghiên cứu về “Long COVID-19” cho biết : “Hiện có hơn 200 triệu chứng được báo cáo liên quan đến hội chứng hậu COVID-19”
Mặc dù nhiều người bệnh đã được xác nhận khỏi bệnh nhưng các triệu chứng như ho dai dẳng, khó thở, mất ngủ, đau đầu, đau mỏi cơ, đau tức ngực, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, vị giác kém,… vẫn xuất hiện và kéo dài.
Các triệu chứng này có thể kéo dài tới 3 tháng, nhiều trường hợp lên đến 6 tháng, thậm chí lên tới 9 tháng hoặc lâu hơn nữa.
Bên cạnh đó, một vấn đề đáng quan ngại không kém mà người bệnh hậu covid thường gặp, đó là vấn đề về thần kinh.
Trong một kết quả khảo sát đánh giá sức khỏe tinh thần của người bệnh hậu covid do bệnh viện Chợ Rẫy phụ trách cho thấy tỉ lệ bệnh nhân hậu COVID-19 bị trầm cảm là 20%, rối loạn lo âu là 53,3%, stress là 16,7%.
Đặc biệt, những bệnh nhân từng thở HFNC có tỉ lệ trầm cảm là 66,7% và những bệnh nhân từng thở oxy qua mặt nạ, hoặc thở máy cũng có tỉ lệ rối loạn lo âu lên tới 66,7%.
Việc người bệnh xuất hiện các di chứng covid kéo dài cộng với quá trình điều trị đặc hiệu khiến cơ thể bệnh nhân suy nhược; cơ quan hô hấp, hệ tiêu hóa suy yếu; dẫn tới nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao.
Khi cơ thể người bệnh bị suy kiệt sẽ rất dễ ảnh hưởng tới sức đề kháng, gây suy giảm miễn dịch, tạo cơ hội cho các bệnh nhiễm trùng từ môi trường bên ngoài tấn công.
Chính vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng cũng như các chế độ chăm sóc sức khỏe tốt sẽ vô cùng quan trọng để bệnh nhân hậu Covid có thể phục hồi cơ thể toàn diện và ngăn ngừa các biến chứng xấu xảy ra.
Chế độ dinh dưỡng phục hồi cơ thể người bệnh sau điều trị COVID-19
Theo Bộ Y tế, chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh hậu Covid-19 rất quan trọng. Tùy theo thể trạng và tình trạng bệnh nhân sau khi khỏi Covid-19, mà khẩu phần dinh dưỡng sẽ khác nhau. Tuy nhiên người bệnh cần được cung cấp đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng với đa dạng thực phẩm và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm ở mỗi bữa trong ngày.
Đảm bảo dinh dưỡng đủ về số lượng và tỉ lệ hợp lý
Lượng dinh dưỡng từ thực phẩm cho người bệnh hậu COVID cần đảm bảo đầy đủ 3 nhóm chất là chất đạm (protein) từ 13-20%, chất béo (lipid) từ 20-25% và chất bột đường (glucid) từ 55-65%.
Bên cạnh đó, trong các bữa ăn cần phối hợp cân đối cả nguồn chất đạm động vật và thực vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản, các loại hạt như đậu, đỗ, mè, hướng dương..). Sử dụng phối hợp cả dầu thực vật và mỡ động vật, tuy nhiên vẫn ưu tiên sử dụng chất béo từ cá, dầu thực vật nhiều hơn.
Đặc biệt, nên lựa chọn các loại sản phẩm chứa protein có giá trị sinh học cao và cung cấp các acid amin thiết yếu các như yến sào, nhung hươu, đông trùng hạ thảo,…để đẩy nhanh quá trình hồi phục và nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho người bệnh.
Về chế độ ăn, người bệnh hậu Covid thường mệt mỏi chán ăn, hệ tiêu hóa chưa hồi phục hẳn, cho nên cần chia thành 4-5 bữa nhỏ thay vì ăn 3 bữa như người bình thường.
Thức ăn cần được nấu chín kỹ và mềm nhừ, nên ăn lúc thức ăn còn ấm để dễ dàng tiêu hóa hấp thu hơn; có thể bổ sung 1 số gia vị tự nhiên như tỏi, gừng, chanh, nghệ… để tăng kích thích vị giác, hỗ trợ tiêu hóa.
Người bệnh cũng có thể bổ sung thêm dinh dưỡng từ các loại sữa, uống từ 1-2 cốc mỗi ngày. Tăng cường sử dụng rau xanh, trái cây từ 400 – 600g/người/ngày để bổ sung vitamin và khoáng chất chống oxy hóa, chất xơ, …giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại các virus; giúp cho tiêu hóa tốt hơn; hạn chế hấp thu cholesterol; hạn chế táo bón.
Người bệnh cần uống đủ lượng nước để duy trì trạng thái cơ thể bình thường, trung bình 1500ml/ ngày. Bên cạnh nước lọc, người bệnh có thể bổ sung nước từ các loại nước ép trái cây, nước canh,…
Những thực phẩm cần hạn chế
- Người bệnh cần hạn chế một số loại gia vị như: muối, bột ngọt, đường, ớt, tiêu,…
- Không ăn mặn và các loại thực phẩm có nhiều muối như giò, chả; đồ hộp, đồ biển, đồ khô; các thực phẩm muối chua…
- Không nên ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol như: Nội tạng động vật, óc,
- Người bệnh cũng cần tránh các loại và đồ ngọt nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn như: bánh quy, bánh ngọt, kem; đồ chiên rán, thức ăn nhanh, xúc xích, thịt xông khói,…
- Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas, cồn,…
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh cũng cần lưu ý thực hiện các hoạt động sau để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
- Không làm việc gắng sức, quá sức
- Kết hợp hài hòa giữa dinh dưỡng và tập thể dục. Nên tập thể dục với cường độ tăng dần, từ các bài giãn cơ đến đi bộ
- Tập hít thở buổi sáng giúp phục hồi chức năng phổi
- Tư vấn tâm lý nếu người bệnh cảm thấy bứt rứt, khó chịu, hoảng sợ, lo âu kéo dài,..
- Tích cực điều trị các bệnh nền đi kèm
Leave a Review